Với vị thế là thủ đô, trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 119 trường đại học, cao đẳng và học viện, 18 cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, 4 quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước và 6 quỹ đầu tư quốc tế đặt văn phòng tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hà Nội có tỷ lệ doanh nghiệp dẫn đầu và tăng nhanh với khoảng 268.000 doanh nghiệp, đứng thứ 2 trên cả nước
Từ năm 2016, hưởng ứng tích cực tinh thần quốc gia khởi nghiệp, TPHN cũng là một trong những địa phương tích cực tham gia công cuộc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp ĐMST.
Ông PHẠM ANH TÚ – Giám đốc Công ty CP TJ TECH, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi cũng mới nên rất khó tìm đối tác. Cũng đc sự giúp đỡ của chính quyền địa phương Hà Nội đã tạo điều kiện để gặp gỡ, mở rộng các mối quan hệ để cùng nhau hỗ trợ và phát triển.”
Ông LƯƠNG QUANG TUYẾN – Co-Founder, CEO Công ty CP Suta Tech, Nam Từ Liêm, Hà Nội nhớ lại: “Không thể kể hết những hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách mà chúng tôi nhận được, nhất là hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách đã khác biệt rất nhiều so với cách đây 5-7 năm rồi.”
Ông PHẠM HỒNG QUẤT - Cục trưởng Cục thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ KH&CN cũng nhấn mạnh: “Mong rằng trong thời gian tới, những nguồn lực của các thành phố lớn sẽ là những đơn vị dẫn dắt để kết nối thêm sự vào cuộc của các tập đoàn lớn. Từ đó sẽ kéo thêm những địa phương khác trong hệ sinh thái chung của quốc gia để kết nối với quốc tế.”
Năm 2019: UBND TP.HN phê duyệt và ban hành Đề án 4889: “Hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025” với tổng kinh phí: 312.9 tỷ đồng.
Cùng với Đề án khởi nghiệp 844, và Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025, Đề án 4889 đã góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trên ghế nhà trường, nhất là các trường đại học lớn tại Hà Nội như ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân và đặc biệt là đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ông NGUYỄN QUÂN – Nguyên Bộ Trưởng Bộ KH&CN Việt Nam nhận định: “Bách Khoa Hà Nội là một trường có lợi thế so với những trường khác về đội ngũ nguồn nhân lực công nghệ kệ cũng như được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường hình ảnh rất lớn ăn uống trên thực tế Bách Khoa cũng mong muốn trở thành trường có thứ hạng cao trong các trường đại học của thế giới muốn như thế thì ngoài lĩnh vực đào tạo đã làm làm tương đối tốt rồi I thì mà nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới.”
PGS.TS Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – Nguyên hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa: Trong chương trình đào tạo mới thì sẽ đưa các môn học mới về khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân cho sinh viên. Chúng tôi sẽ tổ chức những cuộc thi, từ những ý tưởng của các bạn, từ các câu lạc bộ. Phải có những cuộc thi để chúng ta có thể chọn lọc ra những ý tưởng tốt và từ những ý tưởng tốt đó thì hỗ trợ các bạn thông qua các môi trường trung tâm sáng tạo khởi nghiệp, để các bạn có thể phát triển và hoàn thiện ý tưởng của mình. Các bạn phải có kiến thức về khởi nghiệp, các bạn phải có những ý tưởng về khoa học, kỹ thuật công nghệ có tính khả thi và được người dùng đánh giá có giá trị thì việc khởi nghiệp mới thành công.
Brick One là một trong những dự án khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa hà Nội. Năm 2019, dự án đạt Giải nhất cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp phía bắc Techfest 2019. Giải nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp do Vintech tổ chức. Năm 2020, Brick One tham dự và đã xuất sắc lọt vào Top 10 Vòng Chung kết cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020" (SV_Startup 2020)
Lương Đức Thành - Founder & CEO Công ty CP phát triển giáo dục toàn cầu BKTECH cũng chia sẻ: “Từ khi vừa lên ý tưởng, mấy anh em cùng là sinh viên với nhau thôi, được 3 người rồi cũng nói ý tưởng với các thầy hướng dẫn của mình nữa, các thầy cũng rất đồng tình và các thầy cũng tham gia cùng vì thấy dự án rất hay.”
Với mong muốn tạo ra những sản phẩm trí tuệ, hữu ích Made by Vietnam, ứng dụng vào giáo dục và cuộc sống. Những thành viên của dự án đã xây dựng một bộ sản phẩm dạy học STEM. Bộ sản phẩm dạy học STEM, dạy về khoa học kỹ thuật bằng những mô hình dưới dạng lắp ghép kèm theo sách hướng dẫn, giúp cho học sinh có thể tư duy, tìm tòi và sáng tạo
Và trong cuộc thi SV_Startup 2020, Brick One đã được kết nối và hợp tác với Công ty Cổ phần Haybike để cùng xây dựng phát triển thương hiệu Trevi Stem. Năm 2021, với sự tham gia đồng hành và định hướng phát triển của Haybike, Trevi Stem sẽ tiếp tục mở rộng nhận diện thương hiệu và mở rộng liên kết với các trường mầm non, tiểu học, trung học phổ thông và các trường đại học tại Hà Nội.
Anh Dương Thế Long – Giám đốc kỹ thuật Brick One cho biết: “Đối với các bạn sinh viên thì tham vọng là điều tiên quyết. Nếu chúng ta ngừng tham vọng và ngừng mơ lớn thì chúng ta sẽ mãi chùn chân lại và mãi chỉ là con hổ nhỏ thôi chứ không thể nào mà lớn lên được.”
Để có được thành công hiện nay, các thành viên của dự án Brich One đã nhận được sự đồng hành của Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp BK Holdings.
Lương Đức Thành - Founder & CEO Công ty CP phát triển giáo dục toàn cầu BKTECH chia sẻ: “Mình là một startup từ trường Bách Khoa Hà Nội và đã được vườn ươm và nhà trường hỗ trợ rất nhiều. Không phải hỗ trợ về tiền hay những chi phí gì mà căn bản là họ cảm nhận được ý tưởng và đam mê của mình và thấy có phần khả thi thì họ đưa người, đưa mentor hỗ trợ và tư vấn giúp đỡ mình từng bước từng bước một để hoàn thiện ý tưởng của mình hơn. Sau này khi ra trường thì chúng tôi vẫn tiếp tục kinh doanh.”
Mô hình ươm tạo công nghệ và chuyển giao công nghệ từ Đại học Bách Khoa Hà Nội – BK Holdings được đánh giá là mô hình liên kết chuyển giao công nghệ hướng đến thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong trường đại học đạt hiệu quả cao. Đặt trong bối cảnh thủ đô HN là thành phố có tốc độ phát triển công nghệ nhanh, thì mô hình này càng phát huy tốt hiệu quả. Cụ thể, 3 mô hình quan trọng được Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng như BK Holdings áp dụng để ươm tạo, chuyển giao và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN trong Trường. Đến thời điểm hiện tại, mô hình ươm tạo công nghệ và chuyển giao công nghệ từ trường đại học của Đại học Bách Khoa Hà Nội, bên cạnh Phòng KHCN – dạng thể chế truyền thống của những trường học về kỹ thuật, công nghệ, thì Trường còn có mô hình doanh nghiệp ngay trong trường, được chia làm 3 nhóm là BK Holding Education, BK Holdings Technology và BK Holdings Incubator với các chức năng khác nhau.
Được xây dựng trên nền tảng vững chắc của những nhà đầu tư là doanh nhân cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, BK Holding mang sứ mệnh là bệ đỡ cho các dự án khởi nghiệp, đồng thời là cầu nối giữa các sản phẩm khoa học và công nghệ trong trường đại học và doanh nghiệp. Cùng với đó, vườn ươm hoạt động song song cũng quỹ đầu tư BK Fund, giúp cho hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của BK holding trở nên toàn diện hơn.
Anh PHẠM TUẤN HIỆP - Giám đốc quản lý Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund cho biết BK Fund hình thành do những cựu sinh viên Bách Khoa, cán bộ Bách khoa và cựu cán bộ Bách Khoa góp tiền thành lập. BK Fund không sử dụng vốn ngân sách vì hiện nay nếu muốn hình thành một quỹ đầu tư mạo hiểm mà sử dụng vốn ngân sách thì vẫn còn nhiều quy định và cả rào cản từ phía cơ chế, quy định pháp lý. Ý nghĩa lớn nhất của BK Fund có thể định hình ngay từ lúc ban đầu đó là sứ mạng của BK Fund. BK Fund có sứ mạng được xác định rõ ngay từ đầu là ươm tạo những phát minh, sáng chế chế ở trong trường đại học. Và các phát minh sáng chế ở trong trường đại học được cơm tạo thì rất tiềm năng để trở thành công ty startup là công ty công nghệ có tiềm năng tăng trưởng nhanh hoặc là công ty Spinoff là công ty khởi nguồn công nghệ, hình thành mô hình kinh doanh từ những bài toán, giải pháp công nghệ ở trong trường đại học.
Anh Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc quản lý Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund
Trước mắt, BK Holding sẽ tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ. Mục tiêu ban đầu là giúp các đề tài nghiên cứu tiềm năng và những ý tưởng đổi mới, sáng tạo của giảng viên và sinh viên Bách khoa HN. Đây là cơ hội để các ý tưởng từ trên giấy bước ra đời sống, trở thành các sản phẩm thương mại đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu của Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025 là thay đổi nhận thức và phát huy tinh thần về khởi nghiệp sáng tạo đến cộng đồng nhất là sinh viên, thanh niên và đội ngũ trí thức thành phố; Kết nối các thành phần của hệ sinh thái để hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Vì lẽ đó, những vườn ươm khởi nghiệp như BK Holding với các hoạt động tích cực, có ý nghĩa thực tiễn cao sẽ góp phần không nhỏ để sớm hiện thực hóa những mục tiêu này.