Google, Microsoft, Apple… những cái tên lớn và quen thuộc trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Mỹ.
Nhưng ít ai biết rằng, các “đại gia lớn” này khởi đầu chỉ là những doanh nghiệp khoa học công nghệ với nguồn vốn duy nhất là tri thức. Họ chỉ được hình thành sau khi được hỗ trợ từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Và thành công bởi được làm việc trong môi trường có nhiều động lực cho các nhà khoa học thỏa sức sáng tạo, đó là Silicon Valley – hay được hiểu là Thị trường đầu tư mạo hiểm.
Năm 2014, tổng đầu tư mạo hiểm của Mỹ đạt khoảng 50 tỷ USD, chỉ chiếm 0,3% GDP của toàn nước này. Nhưng với số tiền đó, họ đã lại tạo ra được 21% GDP của toàn nước Mỹ.
Chính phủ nước này đã coi đầu tư mạo hiểm như một biện pháp gián tiếp cho sự đổi mới trong một ngành kinh tế hoặc vùng kinh tế.Tại Việt Nam, đầu tư vốn mạo hiểm mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây bởi các quỹ đầu tư nước ngoài, như IDG Ventures Vietnam (IDGVV), CyberAgent Ventures và DFJ VinaCapital. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thì chưa được những quỹ này biết đến. Bên cạnh đó, với những yêu cầu khắt khe để được đầu tư từ những quỹ này như công nghệ tiên tiến, tiềm năng cho sự phát triển nhanh chóng, một đội ngũ quản lý ấn tượng... thì đây là 1 thách thức lớn với những Doanh nghiệp trẻ Startup.
PHẠM QUANG HUY –Công ty CP LoShip Hà Nội
Một là về vốn. Các công ty Startup sẽ sớm nhận ra điều mà mình cần đầu tiên là vốn, để có thể giúp họ phát triển sản phẩm. Giúp họ có thể đầu tư vào những công nghệ để công ty của mình có thể đi nhanh hơn. Và thứ 2 là vấn đề về nguồn nhân lực. Bởi các Startup bây giờ đều phải cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi nếu hộ không có đội đủ mạnh và làm việc gắn kết với nhau thì các startup đó rất khó để tiến các bước tiếp theo. Và điều thứ 3, các startup bây giờ cũng cần các chương trình hỗ trợ, hay đào tạo để có thể làm việc 1 cách chuyên nghiệp, có bài bản hơn.
Với mục đích tập hợp được trí tuệ Việt Nam, phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, năm 2014, Bộ KH và CN Việt Nam đã chính thức khởi động đề án xây dựng thị trường đầu tư mạo hiểm Vietnam Silicon Valley nhằm tạo ra một hệ sinh thái chú trọng về mảng sáng tạo và công nghệ ứng dụng. Và vừa qua, VSV Corner, không gian làm việc chung cho cộng đồng startup Việt, đồng thời là nơi các nhà đầu tư tìm kiếm các startup tiềm năng chính thức đi vào hoạt động - là bước đi đầu tiên để hiện thực hóa một thị trường đầu tư mạo hiểm tiên tiến và hiệu quả.

TS. NGUYỄN QUÂN – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Vấn đề quan trọng ở đây là nhận thức của xã hội phải làm quen với khái niệm đầu tư mạo hiểm. Đồng thời Nhà nước phải đi trước 1 bước làm mẫu trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm để các nhà đầu tư tư nhân người ta nhìn thấy là đầu tư mạo hiểm là được Nhà nước thừa nhận, được Nhà nước bảo vệ, được Nhà nước quan tâm. Người ta cũng sẽ dành nguồn lực của họ để đầu tư mạo hiểm cùng với Nhà nước.
Theo Chuyên trang dành cho cộng đồng khởi nghiệp Châu Á Techlist.asia, con số startup ở Việt Nam đã lên đến 1.400, đưa Việt Nam trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore và Indonesia.
Đây cũng sẽ là cơ hội. Bởi thế, nếu Việt Nam không nhanh chóng xây dựng thị trường đầu tư mạo hiểm của Việt Nam thì sẽ mất thị phần trên thị trường chuyển giao công nghệ cũng như đầu tư mạo hiểm trong nước.

Bà Thạch Lê Anh-Chủ nhiệm Đề án VSV
Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ Thạch Lê Anh – Chủ nhiệm Đề án Vietnam Silicon Valley về tầm nhìn, sứ mệnh và phương hướng hoạt động của Thị trường đầu tư mạo hiểm Vietnam Silicon Valley.
1. MC: Rất cảm ơn Bà đã dành thời gian cho chương trình Việt Nam Hội nhập. Vâng, xuất phát từ đâu mà Bà đã có ý tưởng hình thành 1 thị trường đầu tư mạo hiểm đầu tiên của Việt Nam ạ?
Lý do thứ nhất là tôi thấy giới trẻ của Việt Nam rất đông. Các bạn đấy đa phần được đào tạo rất bài bản từ nước ngoài hoặc trong nước. Nhưng khi đi làm thì không phải ai cũng tìm được việc làm phù hợp. Nên tôi rất muốn tạo ra 1 môi trường mà mọi người đều có thể thỏa sức sáng tạo, biến những ý tưởng, ước mơ của mình thành sản phẩm, hàng hóa. Nhưng đối với các bạn trẻ như thế, hay còn gọi là các Startup. Thì các bạn phải làm thế nào để có thể khởi nghiệp được thì sẽ thiếu rất nhiều thứ. Một trong đó là vốn. Thị trường vốn ở Việt Nam đa phần là vốn vay, vốn thương mại. Và như vậy thì Startup không bao giwof tiếp cận được, hoặc có tiếp cận được thì sẽ rất khó để có khả năng trả lãi trong những năm đầu tiên khi khởi nghiệp. Thì đấy là 2 lý do chính mà tôi rất muốn có thể giải tỏa được, thì chúng ta mới có thể có 1 thị trường đầu tư mạo hiểm.
2. Với nhiều quốc gia phát triển, thị trường đầu tư mạo hiểm đã trở nên rất cần thiết và quen thuộc. Nhưng với Việt Nam, thì đây là 1 cụm từ rất mới mẻ và thực sự “mạo hiểm”. Vậy bà có phương hướng hoạt động TT này như thế nào để đây thực sự là môi trường hiệu quả và cần thiết?
Ví dụ ở Mỹ, vì đây đã có 1 hệ sinh thái rồi, nên các thành tố đều tự tìm đến nhau, tự thấy cần thiết. Nhưng đối với Việt Nam, đây là điều quá mới nên rất cần sự tích cực từ phía Chính Phủ, từ việc hỗ trợ để hiểu biết thêm thế nào là Startup, hỗ trợ cho nhà đầu tư hiểu biết thêm về mô hình đầu tư. Và hỗ trợ các Chính sách để thu hút các Nhà đầu tư cá nhân cũng như các Quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam. Thì tôi nghĩ đấy là những điều rất cần trong giai đoạn này để mà khuyến khích có 1 thị trường đầu tư mạo hiểm.
3. Những điều Bà vừa chia sẻ phải chăng cũng là những điều Bà muốn đề xuất sự hỗ trợ thêm từ phía Chính Phủ để Thị trường này ngày càng phát triển bền vững?
Vâng, có rất nhiều mong muốn. Mong muốn chính Phủ làm những việc mà tư nhân không muốn làm, vì đây là hình thức đầu tư mang tính công tư hợp tác. Vậy Nhà nước sẽ làm những việc gì? Ví dụ như có thể mời Chuyên gia cố vấn cho Startup, bởi vì ở Việt Nam chưa có nhiều Startup thành công, nên không có những sáng lập viên để có thể chia sẻ kinh nghiệm. Nên Chính phủ phải có những hoạt động thiết thực như có những khóa đào tạo cho Startup, mời Chuyên gia cho Startup, tổ chức các buổi đào tạo cho các Nhà đầu tư. Và Chính Phủ có thể làm mạnh tay hơn nữa như Singapore, Mỹ, đồng đầu tư cho giai đoạn đầu, thì sẽ lôi kéo được nhà đầu tư nhiều hơn.