Return to site

TỪ ƯƠM TẠO ĐẾN CHUYỂN GIAO

Những năm gần đây, một trong những cụm từ được nói đến nhiều nhất trong lực lượng thanh niên trẻ - đó chính là khởi nghiệp. Có thể nói, khởi nghiệp không còn là chuyện quá xa vời đối với những người trẻ có ý tưởng. Với sức sáng tạo, niềm đam mê và tinh thần không ngại thử thách, nhiều sản phẩm kinh doanh giàu tiềm năng đã được hình thành ngay trên ghế nhà trường.

PGS.TS Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FTU (FIIS): Rất nhiều ý tưởng hoàn toàn có tính khả thi trên thực . Đối với mỗi trường ĐH cần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở trường đại học đó để giúp tập trung nguồn lực và t2 là điều kiện hỗ trợ các em.

Bà Chettell Picton – Chuyên gia khởi nghiệp xã hội Australia: Tôi nghĩ các bạn sinh viên muốn khởi nghiệp thành công thì thay vì bắt đầu hành trình một mình hãy tìm đến các trung tâm, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp. Vì ở đó họ có thể cung cấp rất nhiều kiến thức, kỹ năng và cả những đầu mối giúp bạn kết nối với các nhà đầu tư để biến ý tưởng thành sản phẩm và đưa ra thị trường.

Bà NGUYỄN THỊ NGHĨA – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức trước hết là của các cấp/ngành, nhà trường đối với hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Thứ 2 là đối với tuyên truyền để thúc đẩy tinh thần kn của HSSV, thay đổi trạng thái từ bị động sang chủ động sáng tạo. HSSV kn được thì phải tăng cường trang bị kiến thức, kĩ năng, vì thế phải tăng cường hoạt động đào tạo, tạo môi trường ươm tạo kn trong các trường, học viện.

Hiện nay trên địa bàn TPHN có 119 trường đại học, cao đẳng và học viện. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đều có các câu lạc bộ, vườn ươm, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp nhằm khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên. Đề án 4889 hỗ trợ khởi nghiệp của TP Hà Nội, ban hành tháng 9/9/2019 cũng xác định rõ, thành phố tạo cơ chế thông thoáng để phát triển hệ sinh thái Kn thủ đô.

Đề án cũng nhấn mạnh vai trò của các vườn ươm, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp trong trường đại học, nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thủ đô ngày càng lớn mạnh.

Ông Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT - Tổ trưởng Tổ công tác Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025: Theo thống kế, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi khởi nghiệp tăng từ 5% năm 2018 lên 9% vào năm 2020. Qua đây có thể nói là khi sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp thì các em được hoàn thiện rất nhiều những kỹ năng về nghiên cứu khoa học, về chuyển giao công nghệ, về khả năng làm việc nhóm nghiên cứu, trong đó biết chuyển ý tưởng các dự án của mình thành những đề tài sau này trở thành các hoạt động doanh nghiệp cụ thể rất là tốt.

Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động ươm tạo khởi nghiệp, Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã thành lập Trung tâm sáng tạo và ươm tạo (FIIS) nhằm tạo lập vườn ươm khởi nghiệp kết nối các hoạt động giữa nhà trường và doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp một cách bài bản. FIIS được giao nhiệm vụ kết nối với các trường đại học thông qua mạng lưới cố vấn khởi nghiệp, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp.

broken image

PGS.TS Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FTU (FIIS)

PGS. TS Bùi Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương: Nhà trường có cả một trung tâm - chúng tôi gọi là trung tâm FIIS. Trung tâm này để đầu tư cho phát triển những hoạt động mà là đầu mối của nhà trường để triển khai những hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Một trong những cái quan trọng nhất để làm cho khởi nghiệp thành công, đó chính là sự kết nối với các doanh nghiệp. Và phải nói rằng sự hỗ trợ nhiệt tình của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đã giúp doanh nghiệp thực hiện thành công những việc này. Và sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường những quỹ để hỗ trợ sinh viên trong hoạt động khởi nghiệp. (tap5)

Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FIIS được thành lập đã góp phần không nhỏ đưa các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của nhà trường diễn ra thường xuyên và bài bản hơn. Trung tâm đã trở thành mái nhà chung, kết nối với các trường đại học đối tác trên thế giới, các mạng lưới cố vấn khởi nghiệp, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp.

Bạn Lê Việt Hoàng – Quản lý phát triển sản phẩm Công ty Cổ phần công nghệ và dịch vụ Up Beat: Từ lúc ý tưởng manh nha thì bọn em có tham gia khóa đào tạo của FIIS, trong quá trình đó có nhiều góc nhìn mới về xây dựng mô hình khởi nghiệp ntn. Đồng thời nhận được rất nhiều lời tư vấn của thầy cô trong trường về cách quản trị.

Nguyễn Thị Thanh Huyền - Sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội: Hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên về các mặt như là địa điểm, cơ sở vật chất hay các chuyên gia tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp cũng như là mong muốn kết nối với nhiều doanh nghiệp hơn nữa trong quá trình ươm tạo nuôi dưỡng phát triển ý tưởng.

PGS.TS Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FTU (FIIS): Với định hướng là tất cả các hoạt động của trường đại học ngoại thương đều gắn với liên kết quốc tế, vì vậy các đối tác mà chúng tôi triển khai chương trình thì chúng tôi cũng chú trọng tới chính là mạng lưới các trường đại học, các mạng lưới vườn ươm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, tất cả các hoạt động triển khai tại trường đại học ngoại thương đều gắn kết, đều liên kết được với bên quốc tế để triển khai thực hiện.

broken image

Vườn ươm khởi nghiệp của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã thu hút rất nhiều đối tượng quan tâm, từ học sinh, sinh viên đến những người đi làm; từ những dự án mới bắt đầu lên ý tưởng đến những dự án đã hoạt động trong thực tế.

PGS.TS Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FTU (FIIS): Bất kỳ một nhóm khởi nghiệp nào thì quá trình từ ý tưởng cho đến triển khai trên thực tế là cả một hành trình. Trong hành trình đó, những tổ chức trung gian đóng vai trò rất quan trọng thì chúng tôi cũng tập trung vào làm thế nào đó để nâng cao năng lực cho chính đội ngũ sáng lập. Đó là điều quan trọng nhất. Khi các em đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng, kết nối các nguồn lực thì lúc đó quá trình triển khai có thể nhanh hơn rất nhiều.

Được phát động vào ngày 19/01/2021 bởi Trung tâm sáng tạo và ươm tạo Trường Đại học Ngoại Thương, chỉ sau hơn một tháng mở đơn đăng ký, cuộc thi toàn cầu về Sáng tạo kinh doanh xã hội - SBC 2021 đã thu về được nhiều thành tích ấn tượng. Mỗi một dự án, mỗi một người đến với SBC đều đã xác định cho mình một vấn đề xã hội cần được giải quyết và đều hy vọng được chung tay giúp ích cho cộng đồng. Sự quyết tâm của các bạn trẻ và các doanh nghiệp, cùng với sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân và đội ngũ cố vấn trên khắp cả nước đã thể hiện sự phát triển lớn mạnh của hệ sinh thái SBC trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

broken image

Nguyễn Thu Hằng – Phụ trách đào tạo và phát triển Trung tâm sáng tạo và ươm tạo FTU (FIIS), Đại học Ngoại thương: Riêng cuộc thi này là sự kết hợp và có sự tham gia của rất nhiều đối tượng, kể cả học sinh sinh viên và các doanh nghiệp. Chỉ cần họ thực hiện những ý tưởng kinh doanh mà tạo tác động xã hội thì họ đều có thể tham gia. Và sau 2 tháng kick off triển khai các thông tin thì hiện các dự án đã bước vào vòng thi đầu tiên, đó là vòng thi về phát triển ý tưởng. Bởi vì các dự án của các bạn sinh viên thì các bạn còn thiếu rất nhiều vấn đề từ vấn đề nguồn lực, tài chính. Cho nên, trường đại học ngoại thương có những hỗ trợ kết nối các bạn về mặt nguồn lực. Thứ 2 kết nối đội ngũ cố vấn và mentor có chuyên môn ở rất nhiều lĩnh vực để hỗ trợ cho các bạn phát triển ý tưởng đó. Thứ 3, trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sex cố gắng kết nối cho các đơn vị đầu tư mà quan tâm đến các dự án của các bạn sinh viên.

Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” cũng chỉ rõ, để phát triển được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhà nước cần có chính sách khuyến khích sự sáng tạo, đặc biệt là các tài năng trẻ từ các trường đại học, viện nghiên cứu, đồng thời có chính sách đặc biệt để hỗ trợ họ phát triển ý tưởng sáng tạo trở thành sản phẩm thương mại hóa. TP HN cũng thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để kết nối mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Việc nâng cao vai trò của trường đại học thông qua các vườn ươm khởi nghiệp như Trung tâm sáng tạo và ươm tạo Đại học Ngoại thương, cũng chính là nâng cao vai trò của các tác nhân hỗ trợ quá trình khởi nghiệp, nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp thủ đô ngày càng lớn mạnh, bền vững.